Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Cải Tạo Sửa Chữa Nhà Phố

Cải tạo, sửa chữa nhà phố là một bài toán khó dành cho những ngôi nhà đã hư hỏng, cũ kỹ không đáp ứng được nhu cầu dùng. Tuy nhiên để thay áo mới cho những không gian đã xuống cấp không phải là điều dễ dàng. Để không còn những lo lắng hay bối rối khi cải tạo nhà phố, bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo một số điều cần lưu ý dưới đây nhé!

Xác định mục đích cần cải tạo, sửa chữa nhà phố

Hiện nay có 3 loại hình cải tạo, làm mới nhà phố phổ biến, đó chính là:

– Thứ nhất là sửa chữa và duy trì

– Thứ hai là tân trang và nâng cấp

– Loại cuối cùng là xây dựng lại.

Mỗi một loại hình sửa chữa nhà phố đều phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như sơn, tháo dỡ rồi đến lắp ghép…. Vì vậy trước khi thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, bạn cần phải hiểu rõ được mục đích của mình là gì. Bạn hãy đặt câu hỏi như: Liệu nhà của mình có cần tu sửa không? Nên sửa những công đoạn nào?….

Khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ tìm được cho mình lý do muốn sửa nhà. Từ đó bạn sẽ quyết định được loại hình sửa chữa phù hợp nhất.

Kiểm tra lại kết cấu của nhà

Trước khi tiến hành cải tạo, mở rộng diện tích hoặc thêm tầng, bạn cần xem xét kỹ lưỡng nền móng của nhà cũ có đủ vững chắc không. Bởi móng nhà là nền tảng để nâng đỡ cho cả căn nhà. Cho nên bạn hãy khảo sát, kiểm tra kỹ tính vững chắc của móng. 

Bạn hãy dùng bản vẽ thiết kế kết cấu của nhà cũ nhờ đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm tính toán xem móng cũ có đủ chịu lực cho phương án sửa chữa mới không.

Dự trù ngân sách trước khi có ý định sửa chữa nhà phố

Chi phí luôn là chìa khóa giúp việc sửa chữa nhà thành công. Vì vậy, bạn hãy quan tâm tới ngân sách của mình, đừng để kế hoạch đã dựng lên lại phá sản chỉ vì sai lầm khi tính toán.

Trước hết, bạn hãy kê khai chi phí một cách chi tiết, dù là chi phí nhỏ nhất. Bên cạnh đó, bạn hãy nên hạn chế tối thiểu được mức phí phải chi cho công việc này. Bạn hãy tham khảo giá cả trên thị trường, rồi liệt kê những thứ mình cần mua để sửa chữa. Và tất nhiên hãy dành khoản tiền nhất định cho việc này.

Sau đó, bạn nên thảo luận với những kiến trúc sư về bản vẽ thiết kế nhà của mình. Hãy đảm bảo bản vẽ thiết kế đó phù hợp về cả mặt kinh phí lẫn không gian nhà. 

Điều quan trọng nhất là bạn phải bám sát kế hoạch ban đầu của mình. Tránh nghe theo lời góp ý, bàn tán từ nhiều người. Điều này sẽ khiến cho bạn vung tay quá trán đấy. Nếu như tuận thủ theo đúng nguyên tắc mình đặt ra, bạn sẽ làm chủ được kinh phí cho việc cải tạo, sửa chữa nhà một cách tốt nhất.

Xin giấy phép xây dựng

Để có đủ thủ tục khởi công thì gia chủ cần xin giấy phép xây dựng. Với sửa chữa nhà phố không thêm diện tích dùng, không nâng cao tầng hay không thay đổi kiến trúc, kết cấu mặt ngoài của công trình sẽ không cần phải xin giấy phép. 

Tuy nhiên nếu như rơi vào những trường hợp trên, bạn nên làm thủ tục xin giấy phép xây dựng theo quy định. Bước này bạn nên khoán gọn cho những người làm việc bên phòng thanh tra xây dựng phường. Như vậy thủ tục xin giấy phép sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Hợp tác với nhà thầu sửa chữa nhà phố chuyên nghiệp, uy tín

Để tránh phát sinh những sai sót, bạn nên chọn lựa nhà thầu sửa chữa nhà phố uy tín. Điều này sẽ giúp bảo đảm chất lượng cho không gian nhà của bạn. Hơn hết việc chọn được một nhà thầu chuyên nghiệp sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được cả tiền bạc lẫn công sức. 

Bởi lẽ họ sẽ giúp bạn cải tạo được ngôi nhà như ý muốn một cách dễ dàng. Vì thế bạn hãy dành thêm thời gian để tìm hiểu chi tiết hơn về những nhà thầu uy tín. Bên cạnh đó khi chọn được đơn vị đáng tin cậy, bạn hãy làm hợp đồng ràng buộc đôi bên cụ thể để sẵn sàng đối chấp khi phát sinh mâu thuẫn.

Nghiệm thu công trình sau khi sửa chữa

Khi thuê đơn vị thi công sửa chữa nhà phố, bạn nên kiểm tra lại những chi tiết như hệ thống nước, điện, sàn nhà cùng những kiến trúc trước khi nghiệm thu. Bởi việc này không chỉ đảm bảo chất lượng của công tình mà nó còn tránh được việc kiện cáo về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *